Lễ hội truyền thống Lễ hội truyền thống

Trên địa bàn phường Trần Hưng Đạo có những điểm di tích, lễ hội truyền thống:

1. Nhà Tù Hỏa Lò:

Giới thiệu Di tích Lịch sử Nhà tù Hỏa Lò

 

Cuối thế kỷ XIX, nhằm đối phó với các phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam, thực dân Pháp đã tăng cường bộ máy đàn áp: bổ sung lực lượng cảnh sát, hoàn chỉnh hệ thống toà án và xây dựng mạng lưới nhà tù. Năm 1896, trên đất làng Phụ Khánh - tổng Vĩnh Xương - huyện Thọ Xương - Hà Nội, thực dân Pháp đã xây dựng nhà tù Hỏa Lò. Đây là một trong số những nhà tù lớn nhất của thực dân Pháp ở Đông Dương.

Từ một làng nghề thủ công làm đồ gốm có tiếng, thực dân Pháp đã biến mảnh đất Hỏa Lò thành nơi giam cầm và đày ải về thể xác và tinh thần của hàng ngàn chiến sỹ yêu nước, cách mạng Việt Nam. Sống trong ngục tù đế quốc, với chế độ giam cầm hà khắc, sinh hoạt đọa đày nhưng các chiến sỹ yêu nước, cách mạng vẫn giữ vững khí tiết, biến nhà tù thành trường học và là nơi phổ biến lý luận cách mạng. Nhiều người đã mưu trí vượt ngục trở về với nhân dân, với tổ chức, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.

 

 

Có rất nhiều nhà lãnh đạo yêu nước và cách mạng Việt Nam bị thực dân Pháp giam giữ ở nhà tù Hỏa Lò, tiêu biểu như: Phan Bội Châu, Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Lương Bằng… và năm đồng chí Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam gồm: Nguyễn Văn Cừ, Trường Chinh, Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười.

Tháng 10/1954, sau khi miền Bắc được giải phóng, Chính phủ Việt Nam đã quản lý và tạm thời sử dụng nhà tù Hoả Lò để giam giữ những người vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, từ ngày 05/8/1964 đến 31/3/1973, nhà tù Hỏa Lò còn được dùng để giam giữ phi công Mỹ bị bắn rơi khi ném bom bắn phá miền Bắc Việt Nam. Trong thời kỳ này, phi công Mỹ đặt cho Hỏa Lò tên gọi hài hước “Hà Nội Hilton”. Những phi công Mỹ bị giam giữ tại đây có cả Douglas Peter Peterson, sau này trở thành Đại sứ Mỹ đầu tiên tại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và John Mc Cain - hiện là Thượng nghị sỹ Mỹ.

Năm 1993, để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của Thủ đô, Chính phủ Việt Nam quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng của nhà tù Hỏa Lò. Một phần phía Đông Nam còn lại được gìn giữ, tu bổ, tôn tạo để xếp hạng trở thành Di tích lịch sử của Hà Nội. Nơi đây có Đài tưởng niệm các chiến sỹ yêu nước và cách mạng Việt Nam đã anh dũng hy sinh tại nhà tù Hỏa Lò vì nền độc lập, tự do của dân tộc.

Website: http://hoalo.vn/

2. Nhà Lưu niệm 90 phố Thợ Nhuộm:

NHÀ SỐ 90 PHỐ THỢ NHUỘM

 
Tên di tích: Nhà số 90 phố Thợ Nhuộm
Loại di tích: Lịch sử cách mạng
                      Di tích được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 29VH/QĐ ngày 13 tháng 01 năm 1964
Địa điểm: Số 90 phố Thợ Nhuộm, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
Thông tin về di tích 
Di tích nhà 90 Thợ Nhuộm là một trong những di tích lịch sử quan trọng của thủ đô Hà Nội trong thời kì kháng chiến. Ngôi nhà này là một trong những cơ sở bí mật của cơ quan Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam từ tháng 02/1930 đến tháng 10/1930. Đây có thể còn là nơi xuất bản một số tài liệu tuyên truyền của Đảng trong khi lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam thời kỳ 1930-1934 và phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Tại đây, vào tháng 7/1930, đã có Hội nghị của Thường vụ Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam gồm các đồng chí Trịnh Đình Cửu - Bí thư Trung ương lâm thời, và các ủy viên: Nguyễn Phong Sắc, Nguyễn Đức Cảnh, Trần Văn Lan và đồng chí Trần Phú. Trong Hội nghị, đồng chí Trần Phú được phân công viết bản Dự thảo Luận cương chính trị. Ngoài ra, tại đây còn có nhiều cuộc họp để thảo luận những vấn đề chuẩn bị cho Hội nghị Trung ương lần thứ I tháng 10/1930 tại Hương Cảng (Trung Quốc). Vườn hoa phía sân trong có bức tượng bán thân bằng đồng của đồng chí Trần Phú được dựng năm 1980, nhân dịp kỉ niệm lần thứ 50 ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. 

Website: http://hoankiem360.vn//viewLocation3D/nha-luu-niem-90-tho-nhuom.html

3. Chùa Quán Sứ:

Chùa Quán Sứ được xây dựng vào thế kỷ 15. Nguyên xưa ở phường Cổ Vũ chưa có chùa, chỉ có mấy gian nhà tranh ở phía Nam, dân làng dùng làm chỗ tế thần cầu yên gọi là xóm An Tập. Theo sách Hoàng Lê Nhất Thống Chí, vào thời vua Lê Thế Tông, các nước Chiêm ThànhAi Lao thường cử sứ giả sang triều cống Việt Nam. Nhà vua cho dựng một tòa nhà gọi là Quán Sứ để tiếp đón các sứ thần đến Thăng Long. Vì sứ thần các nước này đều sùng đạo Phật nên lại dựng thêm một ngôi chùa cũng nằm trong khuôn viên Quán Sứ để họ có điều kiện hành lễ. Thời gian đã xóa đi dấu khu nhà Quán Sứ nhưng ngôi chùa thì vẫn tồn tại.

Theo bài văn của Tiến sĩ Lê Duy Trung khắc trên tấm bia dựng năm 1855, vào đầu đời Gia Long (1802-1819) chùa gần đồn Hậu Quân. Đến năm 1822, chùa được sửa sang để làm chỗ lễ bái cho quân nhân ở đồn này. Khi quân ở đồn này rút đi, chùa được trả lại cho dân làng. Nhà sư Thanh Phương trụ trì ở chùa lúc đó mới làm thêm các hành lang, tô tượng, đúc chuông. Tiền đường của chùa thờ Phật, còn hậu đường thờ vị quốc sư Minh Không thời Nhà Lý.

Năm 1934, Tổng hội Phật giáo Bắc Kỳ thành lập, chùa Quán Sứ được chọn làm trụ sở trung ương. Năm 1942 chùa đã được xây dựng lại theo bản thiết kế của hai kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Ngoạn và Nguyễn Xuân Tùng do chính Tổ Vĩnh Nghiêm duyệt.

Một vài hình ảnh về Chùa Quán Sứ rước phật Đản sinh năm 2017

 Website: https://www.youtube.com/watch?v=Ki7kH9kFwzw

4. Đền Ngọc Liên:

Kết quả hình ảnh cho đền ngọc liên

Đền Ngọc Liên được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ XIX trên đất thôn Liên Đường, tổng Tiền Nghiêm huyện Thọ Xương trước đây. Hiện nay, di tích thuộc số nhà 23, phố Trần Bình Trọng, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Đền Ngọc Liên thờ Tản Viên là thần núi Ba Vì, được tôn vinh là vị thần đứng đầu trong hệ thống thần linh Việt Nam " Tứ Bất Tử". Theo truyền thuyết thì Thần Tản Viên còn được gọi là Sơn Tinh, con rể của Vua Hùng ở thời kỳ dựng nước và giữ nước. Tản Viên còn được xem như vị thần hàng đầu trong Bách nghệ đã có công dạy dân làm ra lửa, làm ruộng, săn bắn, kéo vó, dệt lụa, luyện võ.
Bên cạnh việc thờ Đức Thánh Tản tại đền Thượng, di tích Đền Hạ thờ hai bà mẹ của Đức Thánh đó là Cao Sơn Thần nữ Đại Thánh và Thái Vĩ Đại Thánh tôn thần. Ngoài ra, di tích còn phối thờ nhiều vị thánh khác có liên quan đến tục thờ Thánh Mẫu.
Hiện di tích còn lưu giữ được 5 tấm bia đá ghi việc trùng tu, công đức, gửi hậu qua các triều đại. Bia sớm nhất dựng năm Tự Đức (1869), 3 bia Bảo Đại năm thứ 9 (1934),1 tượng chó thờ bằng đá, chuông đồng "Mạnh Liên tự chung" được tạo năm Thành Thái thứ 12 (1900), chuông "Thánh Mẫu từ chung" niên hiệu Khải Định năm thứ 4 (1919). Đặc biệt, giá trị nghệ thuật độc đáo của di tích được thể hiện tập trung qua hệ thống tượng tròn, gồm 11 pho và các di vật gỗ chạm như: Hương án, cửa võng, hoành phi, cuốn thư, khám thờ... với đề tài trang trí chủ đạo là rồng chầu mặt trời, hoa chanh, cánh sen, hoa dây, vân mây đan xen điển hình của phong cách nghệ thuật thế kỷ XIX - XX.

 Website: http://wikimapia.org/20837200/vi/%C4%90%E1%BB%81n-Ng%E1%BB%8Dc-Li%C3%AAn

5. Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội:

Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt - Xô nằm tại 91 phố Trần Hưng Đạo, quận Hoàn KiếmHà NộiViệt Nam là một công trình kiến trúc, văn hóa dành cho các buổi biểu diễn nghệ thuật, các hội nghị khoa học, triển lãm... Công trình được khởi công vào ngày 1 tháng 1 năm 1978 trên nền cũ của nhà Đấu Xảo Hà Nội (bị bom phá hủy trong Thế chiến lần thứ 2), tới ngày 1 tháng 9 năm 1985 thì hoàn thành. Nguồn tài chính xây dựng công trình do Hội đồng Trung ương các Công đoàn Liên Xô trước đây trao tặng nên được đặt tên là Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt - Xô. Công trình được kiến trúc sư Liên Xô G. G. Isakovich thiết kế. Cung văn hóa nằm trên một diện tích 3,2 ha, gồm ba khối nhà chính: nhà biểu diễn, nhà học tập, nhà kỹ thuật... với tổng cộng 120 phòng. Trong số này nhà biểu diễn là tòa nhà lớn nhất, cao 4 tầng, cao 33 mét, dài 96 mét, rộng 60 mét. Phía sau là nhà học tập cao 3 tầng, có cả thư viện và các phòng của các câu lạc bộ sinh hoạt thường xuyên theo chủ đề.

Website: http://hoankiem360.vn//viewLocation3D/cung-van-hoa-huu-nghi-viet-xo.html

 

Bình chọn Bình chọn

Theo bạn, giao diện Cổng thông tin điện tử phường đã đẹp hay chưa?